• Trang chủ
  • Mất ngủ
  • Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị mất ngủ

Mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị mất ngủ

Tác giả
Dương Thu Huyền
Tham vấn y khoa
Thạc sĩ Hoàng Thị Hảo
Ngày đăng
15/09/2022
Lượt xem

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ đang có xu hướng tăng cả về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hôm nay chúng ta […]

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ đang có xu hướng tăng cả về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin về bệnh mất ngủ cũng như cách điều trị ở bài viết dưới đây nhé!

Mất ngủ là gì?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, giúp tái tạo lại năng lượng sau mỗi ngày hoạt động. Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, không ngủ ngon vào ban đêm, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy, ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là hai tiêu chí để đánh giá tình trạng mất ngủ.

 Có thể chia mất ngủ thành các loại:

  • Mất ngủ cấp tính: tình trạng mất ngủ kéo vài từ một đêm đến vài tuần, nhưng không quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mãn tính: tình trạng mất ngủ thường xuyên, kéo dài trên 1 tháng trở lên.

Ngoài ra cũng có thể chia thành mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát:

  • Mất ngủ nguyên phát: tình trạng mất ngủ không liên quan đến bất kì tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào.
  • Mất ngủ thứ phát: là mất ngủ xuất phát từ một nguyên nhân nào đó như tình trạng sức khỏe (hen suyễn, viêm khớp..) hoặc sử dụng chất kích thích (rượu, cà phê..)…

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mất ngủ, có thể từ yếu tố bên ngoài hoặc liên quan tới một số bệnh lý khác. 

Các nguyên nhân phổ biến của mất ngủ bao gồm:

  • Căng thẳng, lo âu: những cơn mất ngủ cấp tính chủ yếu thường do rối loạn tâm lý, lo âu về những vấn đề gia đình, công việc, kinh tế.. hoặc do vừa trải qua các biến cố gây sốc (người thân mất, ly hôn, mất việc…).
  • Thói quen ngủ kém: những người không có thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ ngày nhiều, tối ngủ muộn, hay sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ sẽ dễ gây mất ngủ.
  • Thay đổi lịch trình sinh hoạt: nếu bạn thường xuyên phải đi du lịch, công tác, di chuyển tới các quốc gia khác múi giờ hoặc làm việc ca tối muộn cũng làm rối loạn nhịp sinh học cơ thể, dẫn tới mất ngủ.
  • Tuổi tác: Người già sẽ giảm sản xuất Melatonin- một hormon quan trọng giúp điều hòa giấc ngủ, kết hợp với việc thường sử dụng nhiều thuốc làm tăng nguy cơ mất ngủ so với người trẻ tuổi.
  • Các vấn đề sức khỏe: Đau mãn tính như các tình trạng viêm khớp, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim mạch, hen suyễn, người đang bị chấn thương cũng thường mất ngủ.
  • Chất kích thích: sử dụng các chất kích thích như caffeine (trà, cà phê), nicotine trong thuốc lá, rượu, bia vào buổi chiều muộn hoặc tối khiến khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Hoạt động thể chất: thiếu các hoạt động thể chất khiến cơ thể lờ đờ không sảng khoái, hoặc luyện tập với cường độ nặng vào buổi đêm cũng có thể cản trở giấc ngủ ngon.

Triệu chứng mất ngủ

Mất ngủ có thể gặp một hoặc nhiều các biểu hiện sau đây:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ hay bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy quá sớm.
  • Ngủ mơ màng, không ngon giấc.
  • Mệt mỏi, không thấy thoải mái thư giãn sau khi ngủ.
  • Lo lắng, cáu gắt, tâm trạng thất thường.
  • Khó tập trung, nhanh quên.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh mất ngủ

Bạn sẽ có nguy cơ mất ngủ cao hơn nếu nằm trong những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ: về mặt tâm lý, phụ nữ thường hay nhạy cảm, lo lắng hơn. Ngoài ra phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có sự rối loạn, suy giảm các nội tiết tố khiến cơ thể bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ. Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc sau sinh cũng dễ mất ngủ.
  • Người già: tuổi càng cao thì việc sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ cũng ít dần, bên cạnh đó người già còn mắc nhiều bệnh mãn tính, sử dụng nhiều thuốc kết hợp gây khó ngủ hơn. 
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc có tình trạng bệnh lý: nhiều vấn đề sức khỏe làm ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Không có một lịch sinh hoạt phù hợp hay sử dụng các chất kích thích cũng là những yếu tố nguy cơ gây mất ngủ mà chúng ta thường xem nhẹ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, việc chẩn đoán tình trạng mất ngủ bao gồm:

  • Thăm khám sức khỏe: nếu nguyên nhân mất ngủ chưa rõ, bác sĩ có thể khám sức khỏe tổng quát để tìm các vấn đề y tế liên quan đến giấc ngủ. Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp hoặc các bệnh lý khác gây khó ngủ.
  • Xem lại thói quen ngủ: Bác sĩ có thể hỏi thăm bệnh sử hoặc tiền sử giấc ngủ của bạn. Ngoài ra có thể bạn sẽ được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi để xác định kiểu ngủ và thời gian ngủ trong ngày, hoặc sẽ cần ghi nhật ký giấc ngủ trong vài tuần.
  • Nghiên cứu giấc ngủ: khi nguyên nhân giấc ngủ chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu một rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, bạn có thể cần chỉ định các xét nghiệm để theo dõi và ghi lại nhiều hoạt động cơ thể khi ngủ: sóng não, nhịp thở, nhịp tim, chuyển động mắt…

Điều trị bệnh mất ngủ như thế nào?

Thay đổi thói quen ngủ và giải quyết các nguyên nhân gây mất ngủ chẳng hạn như stress có thể cải thiện giấc ngủ cho mọi người. Các biện pháp điều trị bệnh mất ngủ bao gồm:

Thay đổi hành vi:

  • Tạo thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ. Ban ngày chỉ nên ngủ ít vào buổi trưa, không nên ngủ ngày nhiều.
  • Không nên ăn tối quá no, tránh uống rượu, cà phê, hút thuốc lá vào buổi tối.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không nên tập gần lúc ngủ vì có thể kích thích gây khó ngủ.
  • Không gian ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Thư giãn cơ bắp, các bài tập thở giúp điều chỉnh hơi thở, nhịp tim, giảm lo lắng trước khi ngủ.

Sử dụng thuốc kê đơn:

Nếu các liệu pháp thay đổi hành vi chưa có hiệu quả, tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc, thường là thuốc an thần gây ngủ. Tuy nhiên bạn cũng được khuyến cáo là các thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn, không dùng trong thời gian dài vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, lệ thuộc thuốc. Bạn cũng nên tuân thủ theo đơn bác sĩ, không tự ý sử dụng hay thay đổi liều dùng của thuốc.

Sử dụng thuốc không kê đơn

Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 được dùng trong trường hợp dị ứng, buồn nôn, ban ngứa. Trong đó diphenhydramin và promethazin được dùng trong mất ngủ.

Điều trị bằng thảo dược

Có nhiều loại thảo dược trong Y học cổ truyền được sử dụng với mục đích dịu thần kinh, giúp ngủ ngon, ít gây ra các tác dụng phụ như Lạc tiên, Nữ lang, Tâm sen…. Do đó hiện nay việc sử dụng các loại thảo dược được xem là giải pháp an toàn, dễ thực hiện nên được nhiều người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và tránh được những tác dụng không mong muốn chúng ta nên tham khảo sự hướng dẫn của những người có chuyên môn.

Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có can thiệp kịp thời. 

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA
(Miễn phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp.

    BÀI VIẾT NỔI BẬT
    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    PHÂN PHỐI BỞI:
    CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM MEDSTAND

    Trụ sở chính: Số 12, ngách 23, ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

    Điện thoại: (+84) 24.3219.1612
    Email: info@medstand.vn

    SẢN XUẤT BỞI:
    CÔNG TY CP DƯỢC MỸ PHẨM CVI

    Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3, KCN công nghệ cao 1 - khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

    LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI