Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Tác giả
Dương Thu Huyền
Tham vấn y khoa
Thạc sĩ Hoàng Thị Hảo
Ngày đăng
15/09/2022
Lượt xem

Mất ngủ ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Ngủ không đủ sẽ khiến cho chúng ta mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, tinh thần giảm sút. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một […]

Mất ngủ ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Ngủ không đủ sẽ khiến cho chúng ta mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, tinh thần giảm sút. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho các bạn mất ngủ kéo dài nguy hiểm có nguy hiểm không và mất ngủ kéo dài là dấu hiệu của bản gì?

Mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không?

Thời gian ngủ bình thường của chúng ta khoảng 7-8 tiếng, mất ngủ kéo dài được xác định khi bạn mất ngủ 3 ngày trong tuần và diễn ra liên tiếp trong nhiều tháng, dấu hiệu mất ngủ không thấy cải thiện. 

Giấc ngủ giúp cho cơ thể và não bộ chúng ta được nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau một ngày hoạt động, khi mất ngủ kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại trầm trọng. 

Tai nạn: Mất ngủ sẽ khiến cho mọi người uể oải, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy, tinh thần không tỉnh táo, giảm nhận thức, ứng phó kém trước các trường hợp khẩn cấp. Có nhiều vụ tai nạn giao thông được điều tra do nguyên nhân tài xế mất ngủ triền miên nên ngủ gục trong khi lái xe. Không chỉ trong điều khiển phương tiện giao thông mà đối với những người phải vận hành máy móc nặng cũng rất nguy hiểm.

Giảm hiệu suất công việc: Một giấc ngủ ngắn có thể giúp chúng ta thúc đẩy tâm trạng, phục hồi nhanh năng lượng, tỉnh táo để làm việc. Với những người mất ngủ kéo dài tinh thần mệt mỏi, lúc nào căng thẳng vì trong tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, do đó hiệu suất làm việc giảm sút.

Rối loạn tâm lý: Thiếu ngủ cơ thể sẽ có những phản ứng tiêu cực, thường xảy ra tình trạng lo âu, hay cáu gắt, tâm trạng thay đổi.

Tăng cân, béo phì: Cơ thể có xu hướng thèm ăn khi mất ngủ để phục vụ cho những hoạt động lúc thức. Ngoài ra ghrelin-hormone làm kích thích sự thèm ăn được tăng sản xuất trong mất ngủ.

Một số bệnh thể chất mạn tính có thể gây mất ngủ kéo dài

Nhiều bệnh lý mãn tính kèm theo các triệu chứng kéo dài và thường xuất hiện vào ban đêm khiến cho bệnh nhân khó chịu và không ngủ được. 

Bệnh viêm khớp: Viêm khớp thường đau hơn vào buổi tối, tình trạng viêm diễn ra khiến bệnh nhân khó khăn với giấc ngủ. Viêm khớp gây đau đớn, lo lắng nên người bệnh thường xuyên mất ngủ và do thiếu ngủ mà các triệu chứng viêm khớp cũng tăng lên, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Cứ như vậy, người bệnh gặp phải rất nhiều vấn đề về giấc ngủ trong suốt một thời gian dài.

Bệnh dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng) thì dễ bị mất ngủ vào ban đêm. Các dị nguyên làm sản xuất các chất gây nghẹt mũi, viêm mũi làm cản trở lưu thông không khí, gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến tăng chuyển hóa và phát triển cơ thể, khi đó người bệnh thường cảm thấy bồn chồn, tràn đầy năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và đi vào giấc ngủ.

Trào ngược dạ dày: Bệnh nhân sẽ có triệu chứng ợ nóng, nằm xuống bị nghẹt thở và ho, đau họng, hôi miệng… Những triệu chứng này khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.

Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nội tiết tố phụ nữ thay đổi nhiều khiến cho họ ngủ không ngon giấc.

Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn thần kinh

Rối loạn lo âu, trầm cảm: Theo các nghiên cứu thì mất ngủ kéo dài liên quan tới sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin. Serotonin có vai trò trong điều hòa tâm trạng, liên quan đến cảm xúc, nhu cầu ăn uống, hoạt động tình dục. Khi mức serotonin bình thường, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, bớt lo lắng, ổn định cảm xúc hơn.  Sự thiếu hụt serotonin liên quan tới những vấn đề sức khỏe rối loạn lo và trầm cảm. 

Chứng sợ hãi và các cơn khủng hoảng tâm lý: Các chứng sợ hãi hay rối loạn hoảng sợ với biểu hiện người bệnh luôn trong tình trạng sợ hãi cực độ, cảm giác mất kiểm soát, khó thở, tim đập nhanh, xuất hiện đột ngột không báo trước và có thể không do bất cứ nguyên nhân nào. Và những người bị rối loạn hoảng sợ hoặc có các cơn khủng hoảng tâm lý thường căng thẳng, lo âu, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ kéo dài.

Sa sút trí tuệ: Sa sút trí tuệ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi. Nó là hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi, ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm hay quên, không nhớ rõ ngày tháng, các địa điểm và thời gian, khó khăn khi tự chăm sóc cho bản thân. Nguyên nhân sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc suy thoái không hồi phục các tế bào thần kinh và sự liên kết các tế bào thần kinh trong não. Mất ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ, nó sẽ tác động gián tiếp qua huyết áp, sự sản sinh các gốc tự do.

Động kinh: Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở người lớn là 3%. Trong một nghiên cứu trên 95 bệnh nhân động kinh cho thấy 65,5% người mất ngủ từ nhẹ đến trung bình và 28,9% bệnh nhân bị mất ngủ nghiêm trọng. Giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới động kinh theo nhiều cách khác nhau. Trong chu kỳ ngủ-thức bình thường, có những thay đổi điện thế xảy ra, những thay đổi này có thể liên quan tới lý do tại sao ngủ không đủ giấc có thể gây ra cơn động kinh hoặc có thể co giật trong khi ngủ. Do vật mất ngủ kéo dài cũng có thể là một dấu hiệu của động kinh.

Đột quỵ: Theo các chuyên gia dấu hiệu mất ngủ có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não cao hơn, đặc biệt là ở những người trẻ và không bị tăng huyết áp. Một phân tích tổng hợp cho thấy hơn 50% bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ có rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra còn cho thấy những người trẻ tuổi mất ngủ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần so với những người cùng tuổi không có vấn đề về giấc ngủ. Mất ngủ kéo dài có thể gây kích hoạt giao cảm, tăng huyết áp, không dung nạp glucose từ đó tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó các triệu chứng lo âu, mệt mỏi, căng thẳng do mất ngủ kéo dài cũng làm tăng sinh các gốc tự do, gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa hay huyết khối làm xảy ra tình trạng đột quỵ.

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Để hạn chế những tác hại thầm lặng của mất ngủ kéo dài, chúng ta nên có phương pháp điều trị kịp thời, cải thiện các vấn đề về giấc ngủ và bệnh lý liên quan.

Dương Thu Huyền
Đánh giá bài viết

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA
(Miễn phí)

Điền thông tin của bạn và đặt câu hỏi cho chuyên gia để được liên hệ giải đáp trực tiếp.

    BÀI VIẾT NỔI BẬT
    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    PHÂN PHỐI BỞI:
    CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM MEDSTAND

    Trụ sở chính: Số 12, ngách 23, ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

    Điện thoại: (+84) 24.3219.1612
    Email: info@medstand.vn

    SẢN XUẤT BỞI:
    CÔNG TY CP DƯỢC MỸ PHẨM CVI

    Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3, KCN công nghệ cao 1 - khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

    LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI