Nguyên nhân mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm là gì? Mất ngủ là do đâu?
Một người bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm sẽ rất mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc vào ban ngày. Vì thế việc nắm rõ được nguyên nhân để giải quyết đc tình trạng mất ngủ là điều rất cần thiết. Dưới đây là 7 nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ – có thể bạn chưa biết!
Tuổi tác luôn là yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng mất ngủ. Khi già, cơ thể chúng ta sẽ xảy ra nhiều sự thay đổi. Một số thay đổi này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ và cách ngủ.
Khi tuổi cao lên, cơ thể chúng ta cũng không thể xử lý hệ thống ngủ – thức tốt như khi còn trẻ do sự thay đổi về nồng độ hormone, nội tiết tố trong cơ thể. Ví dụ, những người lớn tuổi sản xuất ít hormone melatonin hơn. Điều này rất quan trọng vì melatonin điều chỉnh giấc ngủ của chúng ta. Khi chúng ta có ít hormone này, chúng ta cũng không ngủ được.
Chu kỳ giấc ngủ của người cao tuổi cũng thay đổi làm cho chúng ta dễ bị thức dậy nhiều lần vào giữa đêm.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, sự an toàn và chất lượng cuộc sống của bạn. Một số dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn giấc ngủ bao gồm buồn ngủ quá mức vào ban ngày, thở không đều hoặc tăng chuyển động trong khi ngủ.
Một số chứng bệnh rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể kể đến như:
Như đã nhắc đến ở trên, cơ thể chúng ta có một hệ thống để xử lý và điều khiển việc ngủ – thức. Khi mặt trời mọc vào buổi sáng, cơ thể bạn sản xuất hormone có tên cortisol, một loại hormone làm cho bạn cảm tỉnh táo, minh mẫn và tràn đầy năng lượng. Khi ánh sáng ban ngày tắt dần, cơ thể sẽ giảm tiết cortisol mà thay vào đó là tiết ra một hormone khác có tên là melatonin, tạo ra cảm giác buồn ngủ.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng điện thoại vào ban đêm, ánh sáng xanh trên điện thoại đánh lừa mắt và não bạn rằng vẫn còn ánh sáng mặt trời và khiến cơ thể bạn trì hoãn việc sản sinh melatonin, làm bạn khó đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra ánh sáng xanh còn có thể gây tổn thương võng mạc, mức độ tổn thương nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ ánh sáng.
Trong các chất kích thích như trà hay cà phê có chứa một lượng lớn caffeine. Caffeine hoãn việc tiết hormone gây ngủ của cơ thể và làm cho bạn tỉnh táo. Cụ thể, tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ làm giảm tổng thời gian ngủ 1 giờ. Thời gian này cũng tùy vào cơ địa và tốc độ chuyển hóa của từng người cũng như tuổi tác. Thông thường cơ thể người già sẽ phải mất nhiều thời gian để xử lý caffeine hơn.
Ăn trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ làm tăng khả năng bị gián đoạn giấc ngủ và nguy cơ đó có thể còn lớn hơn nếu bạn ăn quá nhiều vào bữa tối. Thêm nữa, việc ăn tối muộn dễ làm trào ngược axit dạ dày điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn đi đáng kể.
Bên cạnh đó, việc ăn tối muộn, ăn nhiều vào bữa tối còn làm cho bạn dễ tăng cân và béo phì. Cơ thể bạn cần thời gian để tiêu hóa thức ăn, việc ăn tối muộn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc trao đổi chất làm tăng mỡ thừa tích lũy trong cơ thể.
Những lo lắng về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể làm bạn suy nghĩ nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc hàng đêm có thể giảm bớt căng thẳng, stress khá hiệu quả. Thật không may, một đêm ngon giấc rất khó xảy ra nếu bạn đang căng thẳng – đặc biệt nếu các vấn đề về giấc ngủ là nguyên nhân chính gây ra những lo lắng hàng ngày của bạn.
Vì thế, việc giảm căng thẳng, stress sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị mất ngủ. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng để giảm stress và căng thẳng như là: viết ra lịch trình hằng ngày để phân chia công việc, thiền, tập yoga sau giờ làm,…
Nhịp sinh học hay còn gọi là đồng hồ sinh học phụ trách chu kỳ thức – ngủ trong cơ thể chúng ta, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể của bạn. Làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể có thể dẫn đến mất ngủ. Các nguyên nhân bao gồm di chuyển qua nhiều múi giờ, làm việc muộn hoặc ca sớm hoặc thường xuyên thay đổi ca làm việc.
Để tạm biệt được chứng mất ngủ thì là một hành trình dài, nhưng việc xác định được nguyên nhân gây mất ngủ đã là thành công bước đầu trong cuộc hành trình dài ấy.
Trụ sở chính: Số 12, ngách 23, ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84) 24.3219.1612
Email: info@medstand.vn
Địa chỉ: Lô đất CN1-08B-3, KCN công nghệ cao 1 - khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội